Bulova cũng giống như nhiều thương hiệu nổi tiếng khác trên thế giới, đều có khả năng bị làm nhái các sản phẩm nổi tiếng và chất lượng của riêng mình. Nếu không sử dụng dịch vụ từ những nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp, bạn cần học cách nhận biết sự khác nhau giữa hàng fake và hàng thật. Chí ít cũng am hiểu đôi chút về cách check code đồng hồ Bulova chính hãng, để loại bỏ rủi ro “tiền mất, tật mang” không đáng có với sản phẩm mình đã mua.
Đôi Nét Về Thương Hiệu Bulova
Sự Thành Lập Của Bulova
Bulova là một hãng sản xuất sản phẩm đồng hồ của nước Mỹ có trụ sở tại New York City. Hiện nay Bulova đã trở thành công ty con của Citizen Watch, Nhật Bản. Tuy nhiên, trước đó, Bulova đã trải qua nhiều quá trình để có tiếng vang như ngày hôm nay.
Thương hiệu Bulova tiền thân là một cửa hàng trang sức tại Maiden Lane, New York. Ban đầu, cửa hàng này chỉ bán đồng hồ treo tường và bỏ túi. Chủ sở hữu và sáng lập nên cái tên này là một người nhập cư Cộng Hòa Séc tại Mỹ, Joseph Bulova. Thời điểm ấy, ông 23 tuổi, năm 1875.

Quá Trình Phát Triển
Khi quyết định bắt đầu chế tác linh kiện và lắp ráp đồng hồ, Bulova đã quyết định đặt nhà máy tại Thụy Sĩ để tuân theo quy định về ngành công nghiệp đồng hồ được đánh giá cao nhất. Đó là vào năm 1912.
Khi thế chiến thứ I diễn ra, sự nổi tiếng của đồng hồ đeo tay càng mạnh mẽ hơn. Thời điểm này Bulova cũng đã sản xuất chiếc đồng hồ đầu tiên dành cho nam vào năm 1919. Tiêu chuẩn sản xuất đồng hồ theo Thụy Sĩ vẫn luôn được giữ vững dù cho công ty chính đặt trụ sở tại Mỹ.

Năm 1935, Joseph Bulova – nhà sáng lập – qua đời. Tuy vậy, thương hiệu vẫn được sản xuất cùng với những phát minh mới gây tiếng vang. Năm 2008, Citizen đã mua lại công ty Bulova với giá 250 triệu USD.
Tuy vậy, thương hiệu này vẫn giữ vững tinh thần sản xuất của Thụy Sĩ, kinh doanh đầy cạnh tranh tại Mỹ và tiềm tàng năng lực sản xuất điều hành của Nhật Bản.
Check Code Đồng Hồ Là Gì?
Code là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên thế giới theo “Hệ thống phân loại hàng hóa” bởi Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành. Qua đó cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp và thống kê thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Check code đồng hồ là cách kiểm tra mã vạch đi kèm trên mỗi sản phẩm. Mã vạch này được sử dụng giống như tem bảo đảm, chống hàng giả của đơn vị sản xuất. Nó chứng thực sự tồn tại của hàng hóa bạn muốn biết.
Cách Check Code Đồng Hồ Bulova
Check Code đồng hồ Bulova cũng giống như check code của các hãng đồng hồ khác. Khi mua một chiếc đồng hồ, bạn hoàn toàn có thể tự check code để xem sản phẩm mình mua có phải chính hãng hay không. Một số cách check code mà bạn có thể áp dụng sẽ được đưa vào bài viết này.
Quy tắc check hàng quá đúng quy chuẩn khiến bạn hoang mang và rối não như:
- Dựa theo chứng từ cũ
- Hỏi người đi trước
- Dựa vào website tra mã HS Code
- Dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu

Thì có thể làm theo cách đơn giản sau:
- Tải app quét mã vạch về điện thoại
- Đưa mã vạch của điện thoại cho ứng dụng nhận diện
Sau khi quét, các thông tin và hình ảnh của cỗ máy đó sẽ hiện ra ngay lập tức. Tuy nhiên, có một thực tế vẫn tồn tại, mã vạch hoàn toàn có thể làm giả dưới bàn tay của nhóm hacker chuyên nghiệp. Nên ứng dụng vẫn không thể đúng ở mức 100%, và bạn cần các cách kiểm tra hữu dụng khác sau hoặc trước khi check code đồng hồ Bulova.
Nhưng check code, check Serial đồng hồ có thật sự thần thánh?
>>> Check Code Đồng Hồ, Check Serial Có “Thần Thánh” Như Lời Đồn ?
Kiểm Tra Mã Số Đồng Hồ Bulova
Đa số các dòng đồng hồ nổi tiếng đều in khắc những thông số cơ bản của sản phẩm vào phần đáy của nó như chất liệu vỏ, chất liệu kính, độ chịu nước, loại máy, model hoặc serial,… và dựa vào website chính thức của công ty để kiểm tra lại.
Ở đồng hồ Bulova thông số kỹ thuật ở nắp lưng sẽ là:

- Nhà sản xuất: Là đơn vị đã sản xuất ra chiếc đồng hồ.
- Mã đồng hồ: Tên của mã đồng hồ Bulova.
- Case number: Gồm mã bộ máy, số vỏ (thể hiện mẫu mã, bộ máy của sản phẩm).
- Xuất xứ: Là nơi lắp ráp hoàn thiện và kiểm định đồng hồ cuối cùng (không nhất thiết là nơi sản xuất các thành phần quan trọng như bộ máy).
- Chất liệu kính: Là chất liệu của mặt kính đồng hồ (kính cường lực, kính Sapphire, kính cứng,…).
- Chất liệu vỏ: Là chất liệu chính được dùng để tạo ra vỏ đồng hồ Bulova (có thể là pha lê, mạ vàng, mạ màu,…).
Và nếu bạn đang có thắc mắc nên mua đồng hồ ở đâu, hãy tham khảo bài viết sau:
>>> Nên Mua Đồng Hồ Ở Đâu? Mua Đồng Hồ Online Có Tốt Không?
Do đó, check code đồng hồ Bulova không phải là phương pháp duy nhất bạn có thể kiểm tra tính chính xác chiếc đồng hồ mình muốn sở hữu. Giá của chiếc Bulova đã bán ở mức hơn 6 triệu trở lên, nên sự cẩn trọng là không thừa để tránh những rắc rối về sau.
Kết Luận
Vậy là chắc hẳn bạn đã biết phần nào về cách check code đồng hồ Bulova. Hi vọng bạn sẽ tìm mua được cho mình chiếc đồng hồ chính hãng. Như vậy bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời và xứng đáng với số tiền mình bỏ ra.