Ngày nay, sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái là một vấn đề khiến nhiều người vô cùng lo lắng. Giải pháp một phần cho việc kiểm tra xem sản phẩm mình mua có phải hàng thật không chính là sử dụng các ứng dụng check code hoặc sử dụng các trang web check mã vạch. Việc check code đồng hồ cũng được thực hiện với mục đích tương tự.
Vậy check mã code đồng hồ, check serial liệu có hiệu quả như mọi người vẫn tưởng? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Check Code Đồng Hồ,Check Serial Là Gì?
Check Code đồng hồ là việc bạn sử dụng app check mã vạch hoặc trang web mã vạch để kiểm tra xem đồng hồ của mình mua có chuẩn chính hãng không. Mã vạch thường được in ngoài và kèm theo đồng hồ khi bạn mới mua.

Serial là số trên vỏ đồng hồ, cụ thể thường là ở nắp lưng đồng hồ. Đây là dòng số thể hiện rõ ràng nhất đồng hồ này có chính hãng hay không.
Tuy nhiên việc check serial là vô cùng khó. Vì số serial chỉ được công bố trong nội bộ hãng và không công bố ra ngoài. Do vậy việc duy nhất bạn có thể làm nếu muốn check serial là liên hệ với hãng đồng hồ.
>>> Phân Biệt Dây Đồng Hồ Da Cá Sấu Chất Lượng Và Kém Chất Lượng
Check Code Đồng Hồ Liệu Có Như Lời Đồn?
Rất nhiều người, đa phần là những người trung niên và những người có ít kiến thức về đồng hồ thường sử dụng những công cụ như app check mã vạch, tra cứu mã vạch,… để làm căn cứ xác minh tính thật – giả của chiếc đồng hồ.
Nếu như check code và hiện ra kết quả thì chắc chắn đó là hàng chính hãng và thở phào nhẹ nhõm.

Với công nghệ sao chép tinh vi thì việc sao làm giả cả mã vạch là quá dễ dàng. Thêm một yếu tố khiến những chiếc đồng hồ fake bị che đậy đó là việc không thể kiểm tra số serial. Chỉ cần tạo ra những dòng số có cấu trúc tương tự là bạn đã hòa toàn bị đánh lừa bởi những chiếc đồng hồ giả.
Bạn có thể xem những Video trên các nền tảng như Youtube. Hoặc các nhóm chuyên kiểm tra đồng hồ chính hãng trên Facebook. Bạn sẽ thấy rằng việc sử dụng app check mã vạch để kiểm tra đồng hồ là việc thừa thãi.
Những chiếc đồng hồ nhái khi được check thì vẫn cho ra kết quả như chính hãng. Vậy phải làm sao để kiểm tra một chiếc đồng hồ chuẩn chính hãng?
Kiểm Tra Đồng Hồ Không Cần Sử Dụng App Check Mã Vạch
Việc kiểm tra đồng hồ bằng mắt thường là một phương pháp cho kết quả khá cao. Hơn cả việc sử dụng các loại app check mã vạch hay trang web mã vạch gì đó. Khi kiểm tra, bất kể có nhiều chi tiết giống hàng chính hãng mà chỉ có một tiểu tiết khác thôi thì 99% đó là hàng giả rồi.
Vì hàng giả đương nhiên đã được sao chép một cách tinh vi nhất. Bạn cần lưu ý những điểm sau đây trên đồng hồ của mình để có thể nhanh chóng phân biệt thật – giả nhé.
Hiểu Rõ Thương Hiệu Mình Mua
Hiểu rõ về thương hiệu đồng hồ mình mua. Hiểu và biết được thiết kế của dòng đồng hồ mình muốn sở hữu sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những điểm kỳ lạ trên chiếc đồng hồ nhái.

Việc hiểu về thương hiệu đồng hồ mình muốn mua cũng giúp bạn biết được cửa hàng nào, đại lý nào là địa chỉ uy tín phân phối chính hãng sản phẩm đó. Vì chắc chắn những gì bạn hiểu về thương hiệu cũng sẽ được nhân viên cửa hàng truyền đạt lại đúng và đầy đủ nhất.
Kiểm Tra Mã Máy Đồng Hồ
Đi cùng thẻ có mã code, mã máy đồng hồ sẽ được ghi bên dưới. Mã máy đồng hồ phải khớp với mã máy trên đồng hồ và trong sách hướng dẫn.
Đây là một tiểu tiết để giúp bạn kiểm tra đồng hồ rõ nhất, thay vì việc check code đồng hồ thì việc kiểm tra sự trùng khớp của mã đồng hồ sẽ có ích hơn nhiều.
Để Ý Những Bất Thường Trong Thiết Kế Máy
Hãy thừa nhận một điểm nhỏ bất thường trên thiết kế máy nếu bạn phát hiện ra, chấp nhận đó là một chiếc đồng hồ nhái và mang nó quay lại cửa hàng.
Một vài chi tiết bạn nên lưu ý đó là màu sắc mờ nhòe, lệch kim, lệch số, lệch cọc số. Hay xuất hiện một (vài) nút không có chức năng. Sự sắp xếp các chi tiết trên mặt số không được chỉn chu. Phông chữ không giống phông chữ do chính hãng thiết kế. Hoặc sự lộn xộn của phông chữ trên sách hướng dẫn,… tất cả đều là dấu hiệu của một chiếc đồng hồ nhái.
Dây Đeo Đồng Hồ Và Chốt Đồng Hồ
Nếu đồng hồ là dây da, hãy kiểm tra xem dây da đó có phải là dây chất lượng không. Qua màu sắc, mùi… Còn với dây kim loại thì sẽ không có những chi tiết sắc nhọn dễ gây thương tích. Dây đeo đồng hồ luôn được các thương hiệu chú ý và chế tác tỉ mỉ. Vì nó sẽ quyết định sự thoải mái mà chiếc đồng hồ có thể mang lại.

Chốt đồng hồ, tưởng chừng như không ai để ý nhưng đây có thể là chi tiết rất đặc biệt ở nhiều dòng đồng hồ. Ví dụ như ở đồng hồ Daniel Wellington (DW), chốt đồng hồ ở những chiếc đồng hồ dây kim loại thường không được mạ cùng với dây. Còn những chiếc đồng hồ giả thì được mạ rất cẩn thận. Một điều bất ngờ đúng không.
Có thể bạn quan tâm: Sự Thật Về Đồng Hồ Daniel Wellington Xách Tay, Có Gì Khác So Với Đồng Hồ Chính Hãng?
Một Vài Đặc Điểm Về Chất Liệu Và Chuyển Động
Các chất liệu làm nên đồng hồ mà bạn mua phải bắt buộc khớp với những gì hãng công bố. Không thể nào hãng công bố mặt đồng hồ sapphire mà đồng hồ lại là kính khoáng. Dây đồng hồ 316L không gỉ không thể “biến hình” thành inox 304 dễ ăn mòn hoặc 201 kém bền được.

Các chuyển động của đồng hồ phải êm ái, không giật, không tạo ra tiếng. Các nút vặn phải êm ái, không quá lỏng lẻo cũng không quá chặt và khó xoay… Đồng hồ nhái dù có tinh xảo đến mấy thì bạn cũng có thể nghe thấy tiếng kêu của kim đồng hồ. Nhất là kim giây khi chuyển động.
Check code đồng hồ không còn là một phương pháp tối ưu được sử dụng để kiểm tra đồng hồ. Việc check code có thể mang lại nhiều lợi ích đối với việc phát hiện thực phẩm sạch, chất lượng tốt. Nhưng không đồng nghĩa là nó cũng có hiệu quả tương tự với đồng hồ. Hãy là một người mua đồng hồ thông minh và tinh tế bằng cách có một nền tảng kiến thức nhất định về đồng hồ bạn nhé.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các mẫu Đồng hồ khác tại Đồng hồ SK- đại lý đồng hồ Casio chính hãng uy tín để được trải nghiệm những dịch vụ tuyệt vời tại đây
Hotline: 1900-3390
Địa chỉ: số 243 Quan Nhân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Website: https://donghosk.com