Những chiếc đồng hồ có dòng chữ Automatic trên mặt đồng hồ có ý nghĩa gì? Liệu bạn đã hiểu đúng về đồng hồ Automatic mà bạn vẫn hay sử dụng? Tại sao đồng hồ Automatic lại bị đứng kim do lâu không dùng? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Đồng Hồ Automatic Là Gì?
Đồng hồ Automatic là đồng hồ tự động. Là những chiếc đồng hồ máy cơ với cơ chế lên dây cót tự động, dựa trên trọng lực của trái đất.
Khi chuyển động cổ tay, Rotor bên trong đồng hồ sẽ quay quanh một trục cố định. Từ đó truyền năng lượng đó cho lò xo. Từ đây dây cót sẽ được lên như khi vặn dây cót bằng tay.
Đơn giản, đồng hồ Automatic là đồng hồ lên dây cót, chỉ cần đeo mà không cần phải thay pin.
Đồng hồ Automatic có những loại nào?
Xét về cách lên cót
Đồng hồ tự động: Bộ máy sẽ tự động lên dây cót khi bạn chuyển động cổ tay. Để đủ năng lượng cho đồng hồ hoạt động ổn định, người đeo phải đeo đồng hồ 8 tiếng một ngày
Đồng hồ lên cót tay: Bạn phải vặn núm để căng dây cót, tạo đủ năng lượng cho bộ máy hoạt động.
Đồng hồ kết hợp lên cót tay và lên cót tự động: Bạn có thể chọn một trong hai cách trên để trữ cót cho bộ máy đồng hồ.
Xét về thiết kế
Đồng hồ lộ cơ: Là đồng hồ có những ô mở ở trên mặt số hoặc có 1 mặt đáy trong suốt. Người dùng có thể nhìn được bộ máy cơ bên trong chuyển động thì được gọi là đồng hồ lộ cơ.

>>> Đồng Hồ Cơ Lộ Máy – Chất Trên Từng Bước Chân [Review Chi Tiết]
Đồng hồ không lộ cơ: Là kiểu đồng hồ không có ô mở để nhìn thấy bộ máy bên trong.
Cấu Tạo Của Đồng Hồ Cơ
Cấu tạo bên ngoài
Vỏ đồng hồ (Case) Là bộ phận có tác dụng như áo giáp để che chở cho các chi tiết máy ở bên trong.
Kim đồng hồ: Là bộ phận rất quan trọng trong cấu tạo của đồng hồ đeo tay. Thường bạn sẽ thấy một bộ kim gồm 3 kim giờ, phút, giây.
Mặt kính đồng hồ: Là bộ phận bảo vệ cho các chi tiết bên trong đồng hồ. Bộ phận này thường làm từ 4 loại kính phổ biến: sapphire, mica, kính khoáng, kính cường lực.
Vòng bezel: Là một vành kính đồng hồ hoặc niềng xoay một chiều, có các chữ số tương ứng với 60 phút.
Núm lên dây cót: Là núm đặt bên hông đồng hồ, dùng để lên dây cót cho đồng hồ hoạt động.
Ngoài ra, một số đồng hồ còn có nút bấm giờ và nút reset kim bấm giờ hay nút chỉnh lịch thứ, ngày.

Cấu tạo bên trong (máy cơ):
- Dây cót
- Hệ thống bánh răng, bánh lắc
- Dây tóc
- Hồi
- Hệ thống ốc vít
- Khung sườn
- Chân kính đồng hồ
- Hệ thống trục đồng hồ
Tất cả được lắp ráp và tạo thành một thể thống nhất để giúp chiếc đồng hồ hoạt động một cách trơn tru nhất. Mỗi động cơ sẽ thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, truyền năng lượng cho nhau, tạo nên sự chuyển động của các kim đồng hồ.
Lưu Ý Khi Mua Và Sử Dụng Đồng Hồ Automatic
Có rất nhiều người không quen với việc sử dụng đồng hồ cơ tự động. Chính vì vậy hay gặp rắc rối trong việc mua hàng và sử dụng đồng hồ. Vì vậy những lưu ý dưới đây có thể sẽ giúp bạn phần nào trong việc tiết kiệm thời gian và công sức khi mua và sử dụng đồng hồ.
Đồng hồ Automatic không chính xác bằng đồng hồ pin
Đồng hồ cơ có một độ chính xác kém hơn đồng hồ cơ khá nhiều. Do đồng hồ cơ làm bằng kim loại, dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và từ trường. Vì thế nên thời gian bị chênh lệch của đồng hồ Automatic cũng là dễ hiểu.
Có nhiều người còn sợ rằng mình đã mua một chiếc đồng hồ cơ fake, hàng lỗi. Sai số gần 1p đối với đồng hồ automatic là một điều dễ hiểu. Nếu quyết định mua một chiếc đồng hồ cơ thì hãy chấp nhận những sai số này nhé.
Đồng hồ cơ phải đeo ít nhất 8 tiếng/ngày
Những chiếc đồng hồ cơ tự động thì đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày là một điều bình thường. Tuy nhiên nếu bạn không đeo đồng hồ đủ 8 tiếng/ngày thì bạn có thể chọn loại đồng hồ cơ tích hợp lên dây cót và tự động lên cót.

Một cách khác là bạn có thể sử dụng hộp xoay đồng hồ để lên cót đồng hồ nếu bạn không thường xuyên đeo.
Nếu đồng hồ của bạn bị đứng kim, thì khả năng cao là do bạn chưa tích đủ năng lượng để đồng hồ có thể hoạt động đấy.
Thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra đồng hồ
Những chiếc đồng hồ cơ luôn cần được kiểm tra cẩn thận vì nó rất nhạy cảm với từ trường, độ ẩm,… Vì thế ngay khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào của đồng hồ, bạn hãy mang đến để kiểm tra vào bảo dưỡng đồng hồ cho bền lâu.
Một Số Mẫu Đồng Hồ Cơ Phổ Biến Và Được Yêu Thích Nhất
Đồng hồ Orient SK mặt lửa
Đồng hồ Automatic Orient SK mặt lửa luôn làm những người yêu đồng hồ phải hài lòng và hãnh diện khi sở hữu em ấy. Mặt kính có khả năng chống xước khá tốt, vỏ và dây được làm từ thép không gỉ giúp bền bỉ theo năm tháng.

Hơn nữa em ấy còn có khả năng chống nước là 5ATM. Không nên sử dụng khi tắm hoặc đi bơi, vẫn có thể chịu nước tốt khi rửa tay.
>>> Đồng Hồ Cơ Orient – Nét Đẹp Bí Ẩn Từ Phương Đông
Đồng hồ Seiko 5 mặt vuông chém cạnh
Đây là chiếc đồng hồ ra đời và nổi tiếng trước cả Orient SK mặt lửa. Seiko 5 mặt vuông là một huyền thoại và luôn được nhiều người khao khát sở hữu.
Vỏ ngoài làm bằng thép không gỉ, mặt kính có khả năng chống xước tốt và bộ máy cơ chất lừ. Seiko 5 luôn được bền đẹp và làm người dùng hài lòng.
Đồng hồ Tissot 1853 Automatic
Đồng hồ cơ Thụy Sỹ luôn mang đến một sự tin tưởng và hài lòng đến cho người dùng. Đồng hồ được trang bị máy ETA – bộ máy mang chất lượng đạt chuẩn Thụy Sỹ sẽ khiến bạn không thể không yêu em này.

Những dòng đồng hồ cơ Nhật Bản có sai số 15-30s/ngày. Còn em Tissot này có độ sai số chỉ là dưới 10s/ ngày. Với những đồng hồ có chứng nhận COSC, sai số còn được rút xuống từ 3-5s/ngày. Quá tuyệt phải không.
>>> Đồng Hồ Tissot 1853 – Những Điều Bạn Cần Biết
Đồng hồ Omega Automatic
Đồng hồ cơ Omega nổi tiếng bởi thiết kế đa dạng, đẹp mắt. Bên cạnh đó còn nổi tiếng với độ chính xác cao, vượt trội hơn hẳn các thương hiệu khác.
Chiếc đồng hồ cơ Thụy Sỹ này thường xuyên có mặt trong các kỳ thế vận hội, cũng như xuất hiện khá nhiều trong những kỉ lúc về độ chính xác.
Năm 1974, chiếc Omega Marine Chronometer lập kỉ lục với độ chính xác chỉ đến 12 giây mỗi năm.
Với những kiến thức trên, bạn hãy cân nhắc khi mua đồng hồ cơ và chấp nhận những khuyết điểm của em ấy khi sở hữu nhé. Bảo quản thật tốt và hãy đi kiểm tra ngay khi đồng hồ automatic có một điều bất thường để giúp đồng hồ bền lâu hơn.