Vô cùng thuận tiện cho việc theo dõi thời gian ngoài ánh sáng, liệu trong bóng tối có thể theo dõi thời gian thay không. “Dạ quang” là một cụm từ tương đối phổ biến, là một chất có thể phát sáng trong bóng đêm. Vậy đồng hồ dạ quang có những điểm gì đặc biệt? Vì sao đồng hồ lại bị yếu dạ quang? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé. 

Dạ Quang Trên Đồng Hồ Có Gì Đặc Biệt? 

Dạ quang là một hợp chất hóa học có khả năng hấp thụ bước sóng của ánh sáng khi chiếu vào. Nếu mang một vật có chất dạ quang vào bóng tối, phần dạ quang đó sẽ phát sáng với bước sóng ánh sáng khác bước sóng ban đầu.  

Nhiều người vẫn thường nhầm dạ quang với phản quang. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau đấy. Dạ quang là chất hấp thụ ánh sáng và phát ra ánh sáng khi gặp bóng tối, không tỏa nhiệt. Còn phản quang là chất phản xạ ánh sáng với cường độ mạnh, chỉ sáng khi có nguồn sáng chiếu tới. 

Đồng Hồ Dạ Quang

Dạ quang đồng hồ giúp cho việc theo dõi thời gian trong bóng tối thêm dễ dàng. Mà nó còn giúp vẻ đẹp của đồng hồ tăng thêm một cách đáng kể. Tuy nhiên cường độ ánh sáng sẽ giảm dần nếu bạn không mang đồng hồ ra và cung cấp ánh sáng cho nó. 

Hiện nay dạ quang đồng hồ được sử dụng phổ biến. Nó không còn chỉ là đặc trưng của những dòng đồng hồ thể thao, đồng hồ lặn nữa. Mặc dù không còn là đặc trưng của những dòng đồng hồ thể thao hoặc đồng hồ lặn nhưng những dòng đồng hồ này luôn sở hữu phần dạ quang sáng ổn định và lâu hơn những dòng khác. Vậy, có những loại dạ quang nào? 

Nguồn Gốc Và Phân Loại Dạ Quang

Dạ quang được phát hiện từ rất sớm. Ban đầu dạ quang sử dụng cho đồng hồ là hợp chất Radioluminescene – hỗn hợp của Radium và kẽm sunfua. Vì sao sau này chất liệu này lại không được sử dụng nữa? Cùng xem lý do trong những thông tin dưới đây nhé. 

Dạ Quang Đồng Hồ “Tai Tiếng” Radioluminescene  

Hợp chất này được tìm ra bởi nhà khoa học Marie Curie vào năm 1898 và bắt đầu được sử dụng cho đồng hồ vào năm 1910. Đặc tính nổi trội của chất liệu này chính là khả năng phát sáng trong 50 năm rồi mới tắt. Sự phát quang của hợp chất này không phải trực tiếp do Radium. Mà là do sự ion hóa chất liệu kim loại từ sự phóng xạ của radium rồi tạo ra ánh sáng.  

1 dong ho da quang 800 450
Chất liệu Radioluminescene là nguy hiểm nên đã bị cấm

“Chữ tài đi với chữ tai một vần”, tuy có một khả năng phát sáng vượt trội nhưng hợp chất này lại chứa radium là chất phóng xạ cực mạnh. Đây là lý do gây nên căn bệnh ung thư nguy nhiểm nhất.

Phóng xạ Radium trong đồng hồ dạ quan hoàn toàn có thể thoát ra khỏi mặt đồng hồ và xâm nhập vào cơ thể bạn qua da. Do vậy hợp chất này đã bị cấm, không được sử dụng trong chế tác đồng hồ dạ quang. 

Đa Sắc Màu Bởi Dạ Quang Đồng Hồ Tritium 

Sau khi nhận rõ tác hại của việc sử dụng Radium làm thành phần của chất dạ quang, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một hợp chất khác có tính dạ quang và lành tính hơn Radioluminescene. Đó chính là Tritium. 

4 dong ho da quang 800 450

Tritium là một hợp chất đồng vị phóng xạ của Hidro. Thời gian phát sáng của chất liệu này thường rời vào khoảng 12 – 20 năm. Đương nhiên là phát quang liên tục mà không cần sạc ánh sáng và còn được chế tạo với nhiều màu sắc khác nhau.  

Xanh lá cây là màu sắc tốt nhất đối với Tritium và dễ dàng phát hiện trong bóng tối. Tuy nhiên đây cũng là một hợp chất phóng xạ. Một khi đã yếu thì không thể khôi phục ngoại trừ thay mới nên các nhà khoa học vẫn đang theo dõi những đặc tính của Tritium một cách cẩn thận và sát sao. 

“T Swiss Made T” là dòng đồng hồ Thụy Sỹ sử dụng Tritium.

>>> Top 9 Các Thương Hiệu Đồng Hồ Thụy Sỹ Nổi Tiếng Nhất [2020]

Lân Quang – Chất Liệu Đồng Hồ Có Nguồn Gốc “Kỳ Cục” 

“Lân quang” được gọi như vậy là do ánh sáng phát ra trong bóng tối giống như ánh sáng lân tinh, phát sáng mà không cần cháy. Ánh sáng này được phát ra bởi sự ô xi hóa phốt pho trong không khí. 

3 dong ho da quang 800 450

Một nhà giả kim người Đức đã phát hiện ra phốt pho thông qua việc điều chế nước tiểu. Phốt pho (Phosphoros) còn là cái tên có nguồn gốc từ Hi Lạp, mang ý nghĩa “vật mang ánh sáng”. Việc phát hiện ra phốt pho chính là chất liệu mang lại cảm hứng cho các nhà chế tác đồng hồ. 

Lân quang không có khả năng sáng lâu như Tritium và Radioluminescene. Nhưng lại mang ánh sáng mạnh hơn và an toàn hơn cho người dùng. Hiện nay một số loại lân quang được sử dụng phổ biến chính là LumiBrite, SuperLumiNova, Nautilite,… trong đó SuperLumiNova có độ phát quang mạnh nhất. Thời gian sáng lâu nhất và được sử dụng rộng rãi trong các dòng đồng hồ phi công, đồng hồ lặn của Thụy Sỹ cũng như Nhật Bản. 

“L Swiss Made L” là dòng đồng hồ Thụy Sỹ sử dụng SuperLumiNova. 

Một Số Cách Trị Phát Sáng Yếu Ở Đồng Hồ Dạ Quang

Đồng hồ bị yếu dạ quang khi lớp dạ quang không còn đủ năng lượng để phát sáng nữa. Để tránh tính trạng yếu dạ quang: sáng mờ, sáng không lâu, không sáng,… bạn hãy hạn chế để tay áo che đồng hồ, không để đồng hồ lâu ngày trong hộp kín hoặc những nơi khác thiếu ánh sáng. 

Đồng Hồ Dạ Quang
Đồng hồ bị yếu dạ quang

Sạc năng lượng cho đồng hồ này bằng ánh sáng mặt trời. Tia Uv trong ánh sáng mặt trời có bước sóng vô cùng thích hợp để kích thích lớp dạ quang hấp thụ năng lượng. Bạn chỉ để ánh sáng mặt trời chiếu sáng khoảng 10 đến 20 phút là đồng hồ của bạn có thể phát sáng trong đêm với thời gian khá dài đấy. 

Để đồng hồ gần bóng đèn compac, đèn huỳnh quang cũng là một cách để sạc dạ quang mà không cần đến ánh sáng mặt trời. Bạn hãy để chiếc đồng hồ của mình cách nguồn sáng này khoảng 20 – 50cm và sạc trong khoảng 30 nhé.  

Một cách rất tiện lợi khác đó chính là đèn LED. Đèn pin, đèn điện thoại,… đều có thể giúp đồng hồ “sạc dạ quang” đấy. Chiếu sáng trong khoảng 15 phút sẽ khiến cho đồng hồ dạ quang sáng trở lại.

>>> Những Trục Trặc Và Cách Sửa Đồng Hồ Cơ

Trên đây là những thông tin mà  mình đã tổng hợp về đồng hồ dạ quang cũng như những loại dạ quang đồng hồ thường được dùng. Hi vọng những thông tin này sẽ có ích với bạn. Đón đọc những bài viết khác của SK để có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *