Đồng hồ cơ là dòng đồng hồ được rất nhiều người yêu thích. Có lẽ bởi vẻ ngoài rất sang và độc đáo. Nó còn được yêu thích bởi sở hữu những tính năng tuyệt vời cùng độ bền lâu theo thời gian. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi nhiều vấn đề và trục trặc. Việc xác định lỗi và đưa ra cách sửa đồng hồ cơ là vô cùng quan trọng.
Bài viết đã tổng hợp những trường hợp trục trặc thường hay gặp ở đồng hồ cơ và hướng khắc phục đối với mỗi trường hợp. Cùng theo dõi nhé.
Hiểu Đồng Hồ Trước Khi Sửa Đồng Hồ Cơ
Trước khi muốn hiểu được những vấn đề mà đồng hồ cơ đang gặp phải, bạn hãy hiểu rõ về cấu tạo cũng như cơ chế vận hành cơ bản của chúng. Bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định nên mang đồng hồ ra tiệm hay nên “tự xử lý”. Vì không phải cứ khi đồng hồ không chạy là đồng hồ hỏng.
Những thương hiệu đồng hồ cơ được nhiều người biết đến như Rolex, Orient, Seiko… Đồng hồ cơ có cấu tạo cơ bản gồm nhiều chi tiết. Bộ phận tạo năng lượng, bánh răng, bộ hồi, bộ dao động, cơ cấu hiển thị thời gian, bộ phận hiển thị thời gian.

Cơ cấu hoạt động của đồng hồ cơ được mô tả ngắn gọn. Đồng hồ được nạp năng lượng bằng cách lên cót hoặc bằng bánh đà. Sau đó năng lượng sẽ được truyền đến các bánh răng và các bánh răng tự truyền động cho nhau. Bộ hồi và bộ dao động sẽ giúp bánh răng chuyển động ăn khớp, đồng đều và nhịp nhàng. Các kim đồng hồ được nối cùng các bánh răng. Do đó sẽ chỉ thời gian đúng như chuyển động của hệ thống.
Do là một chuỗi các hoạt động liên kết với nhau nên khi xác định trục trặc cũng cần phải tinh ý và có kiến thức khá vững về đồng hồ. Tuy nhiên nếu như đồng hồ của bạn gặp phải vấn đề do bị ảnh hưởng từ những chi tiết sâu bên trong bộ máy thì phải mang chiếc đồng hồ đó đến trung tâm sửa chữa uy tín. Sửa chữa yêu cầu một độ chính xác, tỉ mỉ cao để không làm hư hại đến cả bộ máy.
>>> Đồng Hồ Cơ Là Gì, Bạn Đã Biết Chưa?
“Bắt mạch” Và Sửa Đồng Hồ Cơ
Hiện Tượng Đồng Hồ Cơ Không Chạy
Do lâu ngày không sử dụng
Hiện tượng không chạy thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân mà bạn có thể dễ dàng khắc phục nhất chính là do lâu ngày không sử dụng. Hầu hết mỗi loại đồng hồ cơ đều có khả năng trữ cót riêng. Thông thường sẽ dao động từ 35 đến 40 tiếng. Sau thời gian này đồng hồ sẽ không hoạt động nữa.
Nếu đồng hồ của bạn để một thời gian không đeo thì đây có thể là nguyên nhân. Cách khắc phục khá đơn giản, nếu đồng hồ thuộc loại lên cót tay thì bạn hãy vặn núm đồng hồ theo chiều kim đồng hồ khoảng 15 vòng. Tuyệt đối không được kéo núm đồng hồ ra. Khi này cót sẽ được căng và đồng hồ hoạt động trở lại.
Còn với đồng hồ lên cót tự động thì chỉ cần cầm và lắc nhẹ khoảng 10 lần. Đồng hồ sẽ hoạt động bình thường.

Bên cạnh đó các yếu tố khác cũng ảnh hưởng
Đó là nhiệt độ, vị trí đặt đồng hồ cũng như khi bạn quên không đóng hết nút đồng hồ. Nhiệt độ để đồng hồ chạy ổn định là dưới 40 độ.
Còn đối với vị trí đặt đồng hồ, nếu đồng hồ cơ của bạn có chứng nhận Chronometer thì bạn không phải bận tâm về vấn đề vị trí đặt đông hồ. Nếu không thì những vị trí đặt đồng hồ như nằm nghiêng, lật sấp,… đều có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của đồng hồ. Nếu bạn để nghiêng đồng hồ và phát hiện ra đồng hồ chạy sai hoặc không chạy thì lưu ý và đừng để đồng hồ ở tư thế như vậy nữa.
Đa số các đồng hồ đều có đặc điểm là dừng kim giây khi rút núm chỉnh đồng hồ ra. Vì thế nếu bạn quên không đóng núm chỉnh hoặc do một vài yếu tố bên ngoài tác động làm núm bị kéo ra thì hãy bình tĩnh và ấn vào nhé.
Đồng Hồ Chạy Nhanh Chậm Bất Thường
Kim Giây Có Tốc Độ Quay Bất Thường

Những chiếc đồng hồ cơ có kim giây chạy rất mượt mà. Nếu như kim giây và những kim đồng hồ còn lại của bạn có tốc độ quay bất thường thì có thể do đồng hồ của bạn lâu ngày không được bảo dưỡng. Khi đó xảy ra một vài hiện tượng như khô dầu máy, năng lượng không đủ… Khắc phục bằng cách mang đồng hồ ra địa chỉ sửa chữa uy tín.
Đồng Hồ Bị Nhiễm Từ
Ngoài ra còn một lý do khác khiến đồng hồ chạy sai chính là bị nhiễm từ. Đồng hồ sẽ bị nhiễm từ khi bạn để gần các thiết bị như tivi, tủ lạnh, điện thoại,… Đây cũng là một nguyên nhân gây ra sự đứt cót ở đồng hồ.

Sóng từ có ảnh hưởng không nhỏ tới các chi tiết bên trong bộ máy nếu như đồng hồ của bạn không có khả năng kháng từ cao. Do vậy khi bị nhiễm từ thì bạn hãy mang đồng hồ ra các cơ sở sửa chữa để nhanh chóng phục hồi lại khả năng hoạt động của đồng hồ nhé.
Đồng Hồ Bị Dính Nước
Một lý do khác dẫn đến hiện tượng này chính là đồng hồ bị ngấm nước. Đồng hồ cơ hầu như đều có khả năng chống nước từ 3ATM trở lên. Nhưng nếu hoạt động không phù hợp với khả năng chống nước có thể khiến đồng hồ chạy sai hoặc nguy hiểm hơn là bị chết.

Với trường hợp này thì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy cẩn thận khi tiếp xúc với nước. Bạn hãy tháo đồng hồ khi tham gia các hoạt động dưới nước để bảo vệ đồng hồ nhé. Còn khi lỡ bị ngấm nước rồi thì phải mang đồng hồ đến trung tâm sửa chữa nếu bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng chiếc đồng hồ đó.
>>> [Giải Đáp] Độ Chống Nước Của Đồng Hồ – Bạn Đã Hiểu Đúng Chưa?
Với những tổng hợp trên của mình, hi vọng bạn đã có thêm những kiến thức cơ bản về đồng hồ cơ và việc sửa đồng hồ cơ. Sửa đồng hồ cơ tại nhà là cách nhanh và đơn giản nhất. Nhưng chỉ với những vấn đề nhỏ thôi nhé. Còn với những vấn đề phức tạp hơn thì bạn phải mang đi sửa chữa để không xảy ra trục trặc khác.